Wednesday, April 1, 2015

Học làm đồ da thuộc: Các dụng cụ cơ bản để may túi, ví da bằng tay

Da thuộc không dễ may như vải, không phải chỉ cần kim chỉ kéo là may được. 1 công đoạn may túi hay ví bằng da thuộc bao gồm:

+ Đo và cắt các mảnh chuẩn xác đến từng centimet :D
+ Đục lỗ thẳng hàng với nhau, từng tấm một. Nếu loại da nào dày quá còn phải thêm một bước là làm mỏng từng đường để may cho dễ và không bị cộm.
+ Xâu chỉ qua lỗ để may như may áo – đương nhiên là có dùng kim.
+ Sau đó thì đập đập cho da dẹt bớt đi, hơ lửa, là nóng hay làm gì đó cho da thêm độc đáo thì tùy.

Vì vậy, các công cụ bắt buộc phải có khi may đồ bằng da thuộc (may tay nhé, không tính may máy ) bao gồm:

Bạn nào lười đọc thì có thể xem video CÁC DỤNG CỤ LÀM ĐỒ DA

+ Bút: Nên dùng bút kim tuyến, hoặc bút chì đầu nhỏ. Tuy nhiên nhiều loại da sau khi tẩy vết bút chì sẽ khiến nó trở nên xù xì xấu xí. Riêng bút bi thì tuyệt đối không nhé. Có bạn từng mang một tấm da đẹp lung linh đến cho mình và hỏi giờ làm sao với mấy đường bút bi kẻ dấu. Mình chịu.

+ Thước kẻ, tốt nhất là có đủ ê ke, đo độ, thước thẳng, thước dây. Còn nếu làm chơi thôi thì sắm cái nào bạn thấy phù hợp nhất với kích cỡ hình dáng đồ bạn cần làm là được. Thước kẻ có thể là thước sắt, thước nhựa, thước Inox, thước gỗ. Nên dùng thước Inox, nó sẽ đóng vai trò giữ để cắt da rất tốt. Riêng loại thước này thì mình có bán nhé, Inox Đài Loan, Inox Nhật có hết, cả loại 30cm, 60cm, 1m hay là thước vuông góc ^^

+ Keo dán: Có 2 loại keo, 1 loại dùng để dán da lại, sau đó đục lỗ và may cho đỡ xê dịch. Keo mình dùng mùi nó cứ như keo con chó. Tuy nhiên mình chỉ dùng cho mặt trong, còn mặt ngoài thì không dám, vì sợ nó bóc lớp da bên ngoài. 2 là loại keo phủ sau khi đã hoàn thành xong sản phẩm, kiểu như phủ cho đỡ rõ đường cắt ấy, nói nôm na là keo dán mép.

+ Tấm ván lót, bằng da nén, cao su hay bằng gỗ đều được. 1 là làm cho âm thanh lúc đục lỗ nó không quá kinh khủng, ảnh hưởng đến người khác, 2 là làm cho sàn nhà đỡ bị hỏng.

+ Búa. Nhớ chọn loại búa vừa tay thôi nhé, dùng nhiều nhanh mỏi lắm. Dùng 1 búa cao su để đóng cho phẳng đường may sau khi may xong nữa.

+ Kim chỉ. Ra quán bán da kiểu gì cũng có kim chỉ. Vài hôm nữa lại viết 1 bài về các loại chỉ vậy. Nhỏ như cây kim sợi chỉ mà cũng thành một bài viết =.=

+ Kéo: Chọn loại kéo vững nhé, da không mềm nhẹ như giấy đâu, cắt dễ bị trệch đường lắm.

+ Kim đục lỗ: Đặt kim này lên tấm da, dùng búa nện xuống. Có các loại đục lỗ xéo, đục lỗ ngang, 1 lỗ, nhiều lỗ. Để đục lỗ đều thì mua thêm 1 cái cây lấy dấu.
Các loại cây đục lỗ

Cây lấy dấu

Mỗi loại kim đưa đến một kiểu đường chỉ may khác nhau, xiên hay thẳng hay giao nhau là do cái nỳ mà ra. Bạn có thể xem thêm clip này để biết thêm đường may nó khác nhau như nào: Các kiểu kim đục lỗ dành cho da thuộc

Vậy là có thể hoàn thành xong một sản phẩm cơ bản rồi.

Còn một số dụng cụ bổ trợ dưới đây nữa:
+ Cây bấm lỗ này thường dùng để bấm đai đồng hồ, dây nịt, lỗ xâu dây trên túi. Một cây này có nhiều kích cỡ khác nhau, dùng đa zi năng lắm. Nhưng nếu dùng cây này để đóng lỗ xâu kim thì không được đâu à nha, vừa đau tay lại vừa lớn lỗ, không đẹp tẹo nào.

+ Cây đinh đóng hoa văn, chữ
+ Cây làm mỏng da. Nó sẽ liệng da theo 1 đường để làm mỏng đường may, nhằm đóng lỗ và xâu chỉ dễ hơn, lại không bị cộm ở đường chỉ.
Mỗi cây đinh có 1 dạng hoa văn khác nhau, để lên da và đóng xuống sẽ thấy hiện theo hình tùy thích. Nhiều mẫu mã đẹp lắm nhé.

Ngoài ra còn ti tỉ thứ khác nữa mà vừa lười với cả vừa không cần thiết cho lắm nếu bạn chỉ làm chơi. Dụng cụ vẽ da cũng chưa được đưa lên trên này. Còn ai làm chuyên nghiệp chắc cũng đã biết rồi nên thôi vậy :3